Với những tác động đa chiều từ dịch bệnh Covid, xu hướng thương mại điện tử dựa trên nền tảng di động (Mobile Commerce hay M-Commerce), còn gọi là thương mại di động đang đóng vai trò chiến lược trên con đường thành công của bất cứ doanh nghiệp nào.
Trong khi các doanh nghiệp đang chạy đua theo những xu hướng thương mại di động mới nhất để giữ vững lợi thế cạnh tranh, nhiều nơi đang bỏ quên những nguyên tắc đơn giản nhất. Trong bài viết này, hãy cùng các chuyên gia thương mại điện tử tại SmartOSC điểm lại những cách thức doanh nghiệp có thể tận dụng toàn bộ lợi thế với thương mại di động!
Thiết kế thân thiện với người dùng
Nghiên cứu từ BCG và Google đã chỉ ra rằng “thiết bị di động ảnh hưởng đến hơn 40% doanh thu của các công ty B2B hàng đầu” và “một nửa số truy vấn sản phẩm được thực hiện trên điện thoại thông minh”. Vì vậy, nếu điểm chạm chiến lược của doanh nghiệp với khách hàng tiềm năng là các trang web/ app dành cho thiết bị di động, hãy đảm bảo rằng khách hàng có được trải nghiệm tốt nhất.
Còn gì tệ hơn một trang web được thiết kế lộn xộn? Chính là việc truy cập trang web ấy trên điện thoại. Với màn hình nhỏ, ngón tay kém chính xác hơn chuột và việc đánh máy cũng khó khăn hơn, hầu hết khách hàng sẽ đi và tìm tới những trang có trải nghiệm tốt hơn dù chưa chắc dịch vụ của họ đã tốt hay rẻ hơn.
Vì thế, dù chọn nền tảng Thương mại điện tử nào, hãy đảm bảo tiêu chí thân thiện với thiết bị di động khi xây dựng kênh thương mại điện tử.
Thời gian tải
Một trang web có hiển thị đẹp và thân thiện với người dùng nhưng mất nhiều thời gian tải cũng khiến khách hàng rời bỏ vì thiếu kiên nhẫn. Kể từ năm 2018, tốc độ tải trang đã được Google xếp hạng là yếu tố tìm kiếm quan trọng. Năm 2021 này, bất kỳ nội dung nào có thời gian tải lâu hơn 3 giây đều không phải là lý tưởng.
Để đáp ứng được tiêu chí 3s này, doanh nghiệp đang phải đau đầu lựa chọn giữa việc tối ưu cho thiết bị di động hay xây dựng một ứng dụng riêng biệt cho sản phẩm/ dịch vụ. Mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm riêng về sản phẩm, con người và quy trình. Đừng lãng phí tiền bạc và thời gian để chạy theo theo công thức thành công của một ai khác. Nói chuyện với các chuyên gia chuyển đổi số để có một tầm nhìn và kế hoạch phù hợp với riêng doanh nghiệp của bạn tại đây.
Những sai lầm dễ mắc phải
Doanh nghiệp cũng cần cảnh giác với những sai lầm dễ mắc phải khi quyết định đầu tư vào mảng thương mại di động. Một số sai lầm phổ biến là:
- Chần chừ trong việc cập nhật và tối ưu hóa website/app
- Quá ít tùy chọn thanh toán hoặc tùy chọn thanh toán không được tối ưu cho tệp khách hàng mục tiêu (họ dùng các ví điện tử, thẻ visa, thẻ ATM, PayPal hay muốn thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt khi nhận hàng?)
- Quá nhiều quảng cáo bật lên khi lướt trang
Trong năm 2021 và những năm sắp tới, các doanh nghiệp thương mại điện tử buộc phải chinh phục thế hệ Z nếu muốn thành công. Với các thói quen và hành vi mua sắm cực “số hóa” của nhóm đối tượng này, doanh nghiệp thực sự cần nghiêm túc vạch ra kế hoạch tối ưu cho thương mại di động để không bị những đối thủ khác bỏ lại phía sau.