Kinh tế nền tảng trong chiến lược chuyển đổi số của Việt Nam

Ngày đăng: 2020-05-21

Từ trước đại dịch, International Data Coperation đã dự báo, đến năm 2022, giá trị chuyển đổi số trên thế giới ước đạt 2.000 tỷ USD và tăng trưởng cao gấp 4 lần so với mức tăng trưởng trung bình của thị trường dịch vụ công nghệ thông tin. Sau đại dịch, mọi việc có thể còn tiến nhanh hơn nữa.

 

 

Tại Việt Nam, theo Báo cáo về nền kinh tế số tại Đông Nam Á của Google, Tamesek và Bain & Company năm 2019 kinh tế số của Việt Nam và Indonesia tăng trưởng như “rồng được tháo xích” và dẫn đầu khu vực Đông Nam Á (khoảng 38%) và dự kiến có thể đạt mục tiêu 43 tỷ USD vào năm 2025. Đại dịch COVID-19 sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp trong khu vực tiến hành chuyển đổi số nhanh hơn nữa. Trong kinh tế số, “kinh tế nền tảng số” đóng vai trò quan trọng. Tại Việt Nam, khái niệm này liên tục được nhấn mạnh trong “Chiến lược chuyển đổi số quốc gia” công bố năm 2019. Tuy nhiên, kinh tế nền tảng nên được đối xử như thế nào trong chiến lược chuyển đổi số, một cách phù hợp và khả thi, dường như vẫn còn khá mơ hồ.

Chiều 20/5, Tọa đàm “Kinh tế nền tảng trong chiến lược chuyển đổi số của Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách tổ chức. Đây là cuộc Tọa đàm thứ 7 trong chuỗi hoạt động này.

Những con số từ trước Covid-19 cho thấy quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam diễn ra chậm chạp do thiếu kỹ năng số và nhân lực, thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số, thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp vẫn là những điểm yếu trong công cuộc chuyển đổi số.

 

 

Nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Ái Việt cho rằng, chiến lược kinh tế số rất quan trọng, tạo cơ hội cho các quốc gia phát triển trước nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Nói cách khác, đây là phương thức kinh tế mới. Kinh tế số được hiểu là số hóa các dữ liệu, gồm hạ tầng kết nối, hạ tầng thiết bị. Trong khi Việt Nam hiện chưa có hành lang pháp lý cho việc lưu, mã hóa dữ liệu, cũng như nguồn lực, doanh nghiệp chưa thể hiện ưu thế rõ ràng so với doanh nghiệp nước ngoài. Thậm chí, doanh nghiệp vẫn yếu về năng lực công nghệ, tư duy kinh doanh số.

Muốn phát triển nền kinh tế nền tảng trong chiến lược chuyển đổi số, ông Việt cho rằng, Việt Nam cần tạo cơ chế giúp đỡ các công ty, doanh nghiệp trong nước để phát triển hạ tầng kết nối, hạ tầng thiết bị, tuy nhiên cần lưu ý phải có sự cạnh tranh lành mạnh, tuân thủ pháp luật để xây dựng kinh tế nền tảng số bền vững. Đồng thời, các bộ, ngành cần tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin và dữ liệu với nhau trong điều hành quản lý nhà nước, chia sẻ với chính quyền các cấp, doanh nghiệp và các hiệp hội ngành nghề. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi và ổn định cho doanh nghiệp nền tảng đổi mới sáng tạo, tiếp cận tài chính, khuyến khích cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện hoạt động nghiên cứu, sáng tạo. Ngoài ra, quản lý nhà nước cần có cơ chế, chính sách giảm thiểu rủi ro cho các bên trong hoạt động kinh tế chia sẻ