Chuyển đổi số - Tất yếu phải làm nhưng coi chừng sập "bẫy"

Ngày đăng: 08/07/2021 12:11:00

Với tâm thế “chạy theo trend”, nhiều doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng “sa chân” vào bẫy đầu tư cho các giải pháp công nghệ nhằm thúc đẩy doanh số mà bỏ quên yếu tố cốt lõi quan trọng nhất của bất cứ tổ chức nào - con người. Để tìm tránh khỏi sập "bẫy", hãy đọc hết bài viết này nhé!

Xu hướng chuyển đổi số và chiếc “bẫy” cho doanh nghiệp

Tại Hội thảo Thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chuyển đổi số trên nền tảng thương mại điện tử diễn ra vào tháng 1/2021 vừa qua. Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) cho biết xu hướng doanh nghiệp tìm kiếm quy trình chuyển đổi số tại Việt Nam tăng gấp 6 lần, đạt mức cao hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Nhu cầu chuyển đổi số không còn là một lựa chọn, thay vào đó là xu hướng tất yếu nếu không muốn bị bỏ lại sau đối thủ trên thị trường. Các doanh nghiệp thay vì đặt câu hỏi "WHY" đã bắt đầu đặt câu hỏi "HOW".

Để trả lời được câu hỏi "HOW", trước tiên cần hiểu được chuyển đổi số có hai góc nhìn triển khai chính. Thứ nhất, nhìn từ bên ngoài vào (outside-in), tức là từ góc độ của khách hàng, dẫn đến chuyển đổi phương thức cung cấp dịch vụ, sản phẩm đến người dùng cuối. Thứ hai là góc nhìn từ bên trong doanh nghiệp (inside-out) tức là chuyển đổi các quy trình trước đây từ thủ công sang số hoá.

Chính sự đa dạng về góc nhìn đó dẫn đến rất khó để có một "lời giải mẫu" cho doanh nghiệp với bài toán chuyển đổi số. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm rất dễ dính vào "bẫy". Chỉ tập trung đầu tư công nghệ để tối ưu trải nghiệm khách hàng & tăng doanh thu mà quên mất chuyển đổi số quy trình làm việc của tổ chức. Yếu tố con người và nội bộ doanh nghiệp mới là cốt lõi để bứt phá lâu dài.

Chú trọng chuyển đổi số ngay từ bên trong tổ chức

Đề cao triết lý quản trị chuẩn Nhật - chú trọng vào xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Daikin Vietnam đã ấp ủ mục tiêu chuyển đổi số nội bộ doanh nghiệp từ lâu. Năm 2020, Daikin đã bắt đầu hành trình này với khối văn phòng qua dự án E-office. Và do SmartOSC – đơn vị có hơn 14 năm kinh nghiệm tư vấn & triển khai chuyển đổi số cho nhiều tập đoàn lớn trên toàn cầu như ASUS, Lotte, Ricoh, Toshiba, COURTS thực hiện.

Do đặc thù nghiệp vụ hỗn hợp giữa các khối Văn phòng – Nhà máy sản xuất – Hệ thống phân phối, trước đây công tác điều hành và quản trị tại Công ty gặp một số vấn đề liên quan đến việc quản lý các văn bản và tờ trình nội bộ. Quy trình lưu trữ và các thủ tục vẫn còn cồng kềnh, tốn chi phí & chưa tối ưu hoá được thời gian giải quyết.

Với sự hợp sức cùng SmartOSC, Daikin đã tiến hành một cuộc "đại di chuyển" số hóa 50 quy trình trên giấy tờ lên phần mềm để thực thi trực tuyến, bao gồm từ quy trình chung như hành chính, kế toán đến các quy trình nghiệp vụ chuyên môn của khối bán hàng, dịch vụ, vv.

Bên cạnh đó, SmartOSC cũng đồng hành với Daikin để "đối mặt" vấn đề lớn mà các doanh nghiệp gặp phải khi chuyển đổi số - đó là sự sẵn sàng nhập cuộc của nhân sự công ty.

"Giải pháp E-office này đã mang đến "luồng gió mới" cho công ty, khi mà các luồng công việc được hiển thị minh bạch, giải quyết nhanh, quyết định nhanh… làm cho nhân viên cảm nhận được sự năng động, công bằng và gắn bó hơn với công ty. Giai đoạn hiện nay, ước tính Daikin Vietnam đưa được khoảng 80% quy trình hiện có lên nền tảng trực tuyến, thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục tối ưu hóa các quy trình còn lại và nâng tỷ lệ này lên 100%", ông Nguyễn Tuấn Dũng – Quản lý Dự án E-office của Daikin Vietnam, cho biết.

Với "cú hích" COVID-19, chuyển đổi số sẽ diễn ra mạnh mẽ và toàn diện trên các lĩnh vực, giúp các doanh nghiệp Việt Nam thích nghi và phát triển sau khi dịch đã qua. Điều quan trọng là phải chọn đúng người đồng hành và đi đúng hướng.

Nếu muốn không sập bẫy, hãy tham khảo ngay những xu thế công nghệ đang dẫn đầu thế giới hiện nay nhé. Xem Tại đây

VECCOM