Hiểu biết pháp luật và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trong thương mại điện tử tại Việt Nam cũng như kinh nghiệm từ Nhật Bản.
Hội thảo “Cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam và kinh nghiệm của Nhật Bản” do Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cùng tổ chức sáng 19/02 với sự góp mặt của đại điện Uỷ ban Thương mại lành mạnh Nhật Bản, đại diện đến từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cùng các chuyên gia, diễn giả,… đưa ra những thông tin và tăng cường hiểu biết pháp luật cũng như thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trong thương mại điện tử. Truyền tải kinh nghiệm cạnh tranh trong thương mại điện tử của Nhật Bản đến với các doanh nghiệp trong lĩnh vực này tại Việt Nam, các hiệp hội và tổ chức liên quan.
Ông Trịnh Anh Tuấn Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã chỉ ra rằng: “Thương mại điện tử tại Việt Nam đã diễn ra rất mạnh mẽ và theo thống kê chỉ số tăng trưởng thương mại điện tử trung bình là 25% và hy vọng với những chính sách đến từ Bộ Công Thương cùng Chính Phủ sắp sửa ban hành hoàn và tốc độ tăng trưởng sẽ còn cao hơn nữa, nhưng các vấn đề cạnh tranh không lành mạnh trên môi trường trực tuyến khác xa môi trường truyền thống trước đây đã đặt ra nhiều vấn đề cho các cơ quan”. Từ các vấn đề trên các cơ quan quản lí đặt ra câu hỏi rằng: “Làm thế nào để hoàn thiện khuôn khổ pháp lật cạnh tranh để bao trùm tất cả các lĩnh vực trong đó có thương mại điện tử?”
“Từ đó Luật Cạnh tranh 2018 ra đời đã từng bước góp phần lành mạnh hoá lịnh vực này khi Luật cung cấp những quy định phù hợp với sự phát triển của lĩnh vực thương mại điện tử”. Ông Trịnh Anh Tuấn chỉ rõ.
Ông Tiêu Quang Khánh, Phòng Kiểm soát tập trung kinh tế, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết, trong lĩnh vực kinh tế thương mại điện tử, nhiều nhà cung ứng đã vi phạm hành vi như đưa thông tin sai lệch nhằm thu hút người tiêu dùng. Ông cũng cung cấp và khái quát những điểm chính từ “Các quy định về cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại điện tử”.
“Đây là hình thức tương đối phổ biến trong lĩnh vực thương mại điện tử. Trong trường hợp nếu người tiêu dùng hoặc khách hàng phát hiện những hành vi gian đối này, hoàn toàn có thể thông báo cho Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng hoặc Cục Thương mại điện tử (Bộ Công Thương) để điều tra, xử lý”, Ông Khánh cho biết.
Bà Lê Thị Thu Hằng đến từ Phòng Chính sách Cục thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) có chia sẻ một số thông tin về quy mô thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam trong những năm gần đây; Thực trạng về ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp; Hạ tầng chính sách pháp luật cho thương mại điện tử cũng như thực tiễn cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại điện tử đang diễn ra.
Theo quan điểm từ Bà Phạm Quế Anh, Các cơ quan phải làm thế nào để kiểm soát được quyền lực thị trường cực lớn đến từ các doanh nghiệp và đồng thời vẫn cần đảm bảo các doanh nghiệp đó vẫn phải hoạt động một cách hiệu quả, cũng như đem đến lợi ích cho người tiêu dùng. Đặc điểm thứ hai của thương mại điện tử là “Sự cạnh tranh năng động”, sự ra đời của thương mại điện tử kéo theo xu hướng, thị trường, công nghệ mới từ đó đưa ra nhiều tiện ích, chất lượng cao. Tuy nhiên các cơ quan quản lý cạnh tranh cần hoạt động cẩn thận để không ngăn chặn các công ty mới tham gia thị trường, mặt khác điều này cũng không dễ dàng xử lý đối với cơ quan cạnh tranh. Trong sự phát triển sẽ có những đặc điểm mới khiến cơ quan cạnh tranh phải suy sét để nghiên cứu, ban hành luật để xử lý các hành vi đó một các hiệu quả.
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng theo Luật cạnh tranh 2004: 1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; 2. Hiệp hội ngành nghề hoạt động tại Việt Nam. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng theo Luật cạnh tranh 2018: 1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; 2. Hiệp hội ngành nghề hoạt động tại Việt Nam; 3. Cơ quan tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan. |
VECOM.