Sàn thương mại điện tử sẽ trở thành kênh bán hàng chính

Ngày đăng: 20-11-2021

Không chỉ là trào lưu, thương mại điện tử đã trở thành xu hướng tất yếu của thị trường toàn cầu. Sàn thương mại điện tử đang dần thay thế cho website, Facebook, app.. trở thành kênh bán hàng chính và mang về doanh thu khủng.


Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT, chiếm trung bình 15% tổng doanh thu. Để có những bước phát triển mạnh mẽ hơn, nền tảng TMĐT Việt Nam còn khá nhiều hạn chế mà một trong số đó là phương thức thanh toán.
Tuy nhiên, những người yêu thích hình thức giao dịch điện tử có thể vui mừng bởi các kênh thanh toán điện tử tiện ích, hiện đại sẽ được mở rộng hơn khi VCCorp và Techcombank cùng “bắt tay” nhau để đẩy mạnh kênh thanh toán SohaPay.
Với sự hợp tác này, người tiêu dùng sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn về kênh thanh toán điện tử, cụ thể, khách hàng là cá nhân sử dụng dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng internet, điện thoại di động, điện thoại cố định, truyền hình hay giao dịch trên các website thương mại điện tử ngoài việc thanh toán qua tài khoản ngân hàng/ trực tiếp còn có thể thanh toán qua các kênh: Ngân hàng trực tuyến, điện thoại di động , ATM, website, ví điện tử….
Ngoài ra, khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ liên quan đến quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, mạng điện thoại di động và cố định, trên mạng internet, báo chí… có thể thanh toán tiện lợi thông qua hệ thống ngân hàng điện tử, website thanh toán.

Ưu - nhược điểm khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử.

Ưu điểm:
-    Tăng cơ hội bán cho người bán đồng thời cũng tăng cơ hội mua cho người kinh doanh cũng như người mua. Các doanh nghiệp có thể dùng TMĐT trong quá trình mua bán để xác định các đối tác cung và cầu mới. Trong TMĐT thì thỏa thuận về giá cả và chuyển giao các mặt hàng dễ dàng hơn bởi vì Web có thể cung cấp thông tin cạnh tranh về giá cả rất hiệu quả. TMĐT đẩy mạnh tốc độ và tính chính xác để các doanh nghiệp có thể trao đổi thông tin và giảm chi phí cho cả hai bên trong các giao dịch.
-    Cho người kinh doanh nhiều sự lựa chọn hơn là thương mại truyền thống bởi họ có thể đồng thời biết nhiều loại sản phẩm và các loại dịch vụ từ nhiều người bán khác nhau luôn sẵn sàng hàng ngày, hàng giờ. Có khách hàng thì muốn sử dụng một lượng thông tin lớn khi quyết định mua bán trong khi những người khác không cần nhiều như vậy. TMĐT cung cấp cho người kinh doanh cách dễ dàng nhất để tùy chỉnh các cấp độ thông tin trong mua bán.
-    Lợi nhuận của hình thức này cũng đã tăng thêm phúc lợi xã hội. Thanh toán điện tử của việc trả thuế, lương hưu, và phúc lợi xã hội chi phí thấp, an toàn và nhanh chóng khi giao dịch qua Internet. TMĐT còn có thể đáp ứng được các dịch vụ và các sản phẩm tới những nơi xa xôi.
-    Nói chung thì ưu điểm của thương mại điện tử như sau:
+    Giảm chi phí sản xuất, chi phí tìm kiếm khách hàng, chi phí bán hàng, chi phí tiếp thị.
+    Một nhân viên cùng một lúc có thể giao dịch với nhiều khách hàng.
+    Sản phẩm/dịch vụ được giới thiệu trên một Catalogue điện tử phong phú và được cập nhật thường xuyên.
+    Giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch. Vì việc nhanh chóng thông tin hàng hóa đến người tiêu dùng (mà không phải qua trung gian) có ý nghĩa sống còn trong cạnh tranh kinh doanh.
+    Tạo điều kiện tìm kiếm các bạn hàng mới, cơ hội kinh doanh mới trên bình diện trong nước, khu vực và quốc tế.
+    Kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và đóng vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế. Lợi ích này còn có ý nghĩa đặt biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển, có thể tạo ra một bước nhảy vọt, tiến kịp các nước phát triển trong một thời gian ngắn nhất.

Nhược điểm:
-    Nhược điểm về kỹ thuật:
+    Có thể có sự thiếu sót từ hệ thống bảo mật.
+    Ngành công nghiệp phát triển phần mềm vẫn đang phát triển và thay đổi nhanh chóng.
+    Ở một số quốc gia, băng thông mạng có thể gây ra vấn đề không đủ băng thông cung cấp.
+    Thỉnh thoảng, sẽ gặp khó khăn để tích hợp phần mềm thương mại điện tử hoặc website với ứng dụng hoặc cơ sở dữ liệu hiện tại.
+    Có thể gặp vấn đề khả năng tương thích của phần mềm / phần cứng. Ví dụ như phần mềm Thương mại điện tử có thể không tương thích với một vài hệ điều hành hoặc một vài hợp phần.
-    Nhược điểm phi kỹ thuật:
+    Chi phí khởi tạo: Chi phí để tạo / xây dựng ứng dụng Thương mại điện tử có thể rất cao. Có thể bị đình trệ trong việc vận hành hệ thống Thương mại điện tử do lỗi hoặc thiếu sót kinh nghiệm.
+    Sự tin tưởng của người dùng: Người dùng có thể không tin tưởng các trang web hoặc người bán vô danh, Mất lòng tin như vậy làm cho người dùng khó mà chuyển từ của hàng truyền thống sang cửa hàng ảo, cửa hàng trực tuyến.
+    Bảo mật / Riêng tư: Khó mà đảm bảo sự bảo mật và sự riêng tư khi giao dịch trực tuyến.
+    Khi mua sắm trực tuyến, bạn không thể chạm hoặc cảm nhận sản phẩm bằng các giác quan trên cơ thể.
+    Những ứng dụng Thương mại điện tử vẫn đang phát triển và thay đổi không ngừng.
+    Việc truy cập Internet có thể tốn chi phí không rẻ hơn là sự bất tiện cho nhiều khách hàng tiềm năng.

Giải mã lý do hình thành xu hướng

-    Trải nghiệm mua hàng tốt: Đa dạng sản phẩm, có thể mua mọi thứ trên cùng 1 nền tảng. Dễ dàng tìm kiếm, lựa chọn sản phẩm, lựa chọn nhà bán hàng, phương thức thanh toán và kênh vận chuyển đa dạng, nhiều khuyến mãi…
-    Sự hạn chế áp đặt từ Google, Facebook: Không chỉ giá quảng cáo ngày càng tăng cao, việc chết tài khoản thường xuyên khiến các nhà bán hàng liên tục gặp khó & dần chuyển sang bán trên các sàn thương mại điện tử
-    Độ tin tưởng của người dùng với sàn thương mại điện tử: Người dùng mua hàng tại các sàn thương mại điện tử được hỗ trợ chính sách đổi trả, báo cáo, khiếu nại với sàn nếu shop có vấn đề nên có độ tin tưởng cao hơn.

VECOM