Phát triển du lịch thông minh: Cơ hội và thách thức đối với du lịch Việt Nam

Ngày đăng: 09/01/2021 17:17:00

[Hà Nội, ngày 6 tháng 10 năm 2017] tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội, đã diễn ra hội thảo “Du lịch thông minh – Cơ hội và thách thức đối với du lịch Việt Nam” do Bộ KHCN phối hợp cùng Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Thương mại điện tử VN đã tổ chức Hội thảo “Du lịch thông minh – cơ hội và thách thức đối với Việt Nam”.

Đến tham dự tại buổi hội thảo có ông Phạm Đại Dương – Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc; ông Nguyễn Văn Tuấn – Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch; ông Hà Văn Siêu – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch; lãnh đạo các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Du lịch; đại diện Đại sứ quán Úc tại Việt Nam, Sở Du lịch Hà Nội; Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Du lịch các địa phương, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam và các doanh nghiệp du lịch, các công ty cung cấp giải pháp chuyển đổi số và kinh doanh thương mại điện tử trong cả nước.

 

Ông Phạm Đại Dương – Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc

 

Theo Thứ trưởng Bộ KHCN Phạm Đại Dương hiện xu thế sử dụng điện thoại thông minh như du lịch thông minh, nông nghiệp thông minh và thành phố thông minh đang ngày một phát triển. Trong đó, du lịch là một ngành có nhiều lợi thế, do vậy muốn biến lợi thế thành giá trị thực thì các DN làm du lịch phải đổi mới, tăng cường đổi mới công nghệ, phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. “Đây là cơ hội lớn để các DN làm du lịch kết nối với nhau khai thác các lợi thế của cuộc cách mạng 4.0 để cùng phát triển”, ông Dương nhấn mạnh.

Với mục tiêu là duy trì các nhóm hoạt động theo chủ đề, qua đó tiếp tục trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm cũng như giải pháp chuyển đổi công nghệ số thành công sang du lịch thông minh. Do đó, hội thảo đã tập trung thảo luận các vấn đề như: Đẩy mạnh số hóa, xây dựng chính quyền điện tử lấy người dân là trung tâm; Tăng cường chất lượng môi trường cạnh tranh, hợp tác theo chuối số hóa; Cải thiện điểm đến, yếu tố môi trường và hỗ trợ các DN sáng tạo… Qua đó, đưa ra cái nhìn thực tiễn dựa trên mô hình cụ thể để các DN nhận thức cơ hội và thách thức trong quá trình chuyển đổi xu hướng phát triển mới.

Cuộc cánh mạng 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các khía cạnh của đời sống xã hội và các ngành kinh tế, làm thay đổi mô hình hoạt động của các Cty trong tất cả các lĩnh vực. Cùng đó du lịch cũng không là ngoại lệ với sự phát triển mạnh mẽ của kinh doanh du lịch trực tuyến như đặt vé máy bay, phòng khách sạn…

Tại Việt Nam, trong những năm qua du lịch đã phát triển và đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn với sự tăng trưởng bứt phá của năm 2016 với việc đón trên 10 triệu lượt du khách (tăng 26%), trong đó có sự đóng góp không nhỏ của du lịch trực tuyến. Phấn đấu tới năm 2020 sẽ thu hút được từ 17 đến 20 triệu lượt du khách quốc tế.

 

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn phát biểu tại hội thảo

 

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn cho rằng phát triển du lịch thông minh là một trong những yếu tố cốt lõi, có tính chất trụ cột để sớm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển du lịch cả về chiều rộng và chiều sâu. Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang lan tỏa trên phạm vi rộng và tạo ra nhiều cơ hội, thách thức mới cho nhiều lĩnh vực như hiện nay, thì ngành Du lịch vừa được hưởng lợi, đồng thời cũng phải đối mặt với những cạnh tranh từ các quốc gia đã đạt được nhiều thành tựu và có năng lực cạnh tranh cao hơn Việt Nam. Điều này đòi hỏi chúng ta cần phải hành động kịp thời và chuyển hóa từ nhận thức đến hành động để du lịch thông minh có tác động và lan tỏa trong lĩnh vực du lịch.

Dự báo của Diễn đàn kinh tế thế giới cho thấy, trong 2 năm tới, thị phần đặt dịch vụ trực tuyến sẽ bùng nổ, từ 9% lên đến 33%. Còn du lịch thông minh sẽ nền tảng dữ liệu trực tuyến, kết nối các giải pháp, các tổ chức, các phương thức để có hình thức du lịch ngày một hấp dẫn và tiện lợi hơn cho du khách. Và để đáp ứng nhu cầu du lịch thông minh, từ cơ quan quản lý nhà nước, đến các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ du lịch, đều cần chuyển đổi.

Tới nay đã có gần 90% khách du lịch Việt tra cứu thông tin du lịch qua internet, đòi hỏi ngành du lịch phải chuyển đổi số càng sớm càng tốt. Khu Công nghệ cao Hòa Lạc hiện đang kết nối các doanh nghiệp công nghệ số và doanh nghiệp khởi nghiệp trong các ứng dụng thông minh, có thể hỗ trợ tốt cho việc kết nối nền tảng này.

 

 

Các diễn giả chia sẻ về chuyên đề “Ứng dụng CNTT hướng tới Du lịch thông minh – Giải pháp cho các doanh nghiệp du lịch”. Phiên tọa đàm cho ông Nguyễn Thanh Hưng chủ trì. Tại hội thảo, các doanh nghiệp được cùng thảo luận và chia sẻ về các vấn đề còn bỏ ngỏ. Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ, Hiệp hội Du lịch, Đại sứ quán Australia trong bài phát biểu của mình đã đề cập tới các nội dung liên quan tới cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ, thúc đẩy du lịch thông minh cũng như hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch. Cùng với đó là những chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong ứng dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp như: Tập đoàn Thiên Minh, DDT…

Chiều cùng ngày đã diễn ra hai cuộc hội thảo chuyên đề về “Ứng dụng CNTT hướng tới Du lịch thông minh – Giải pháp cho các doanh nghiệp du lịch”; và “Ứng dụng CNTT  hướng tới Du lịch thông minh – Giải pháp cho các cơ quan quản lý và điểm đến du lịch”. Tại các phiên họp, đại diện các công ty công nghệ, nhà cung cấp giải pháp cho du lịch thông minh như Vinaphone, DTT, Tripi.vn, AirBnb, AntBuddy, Moca… và đại diện các cơ quan quản lý như Sở Du lịch Hà Nội, Trung tâm thông tin du lịch (Tổng cục Du lịch), Hội đồng Tư vấn du lịch đã chia sẻ về những mô hình cụ thể nhằm giúp các cơ quan và doanh nghiệp nhận thức được cơ hội và thách thức trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, đáp ứng xu hướng phát triển mới hiện nay.

VECOM tổng hợp

Viết bình luận của bạn