TPP sẽ là nền tảng cho các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam mở rộng thị trường. Đồng hành với TPP, doanh nghiệp Việt Nam có thể tạo thêm nhiều cơ hội thông qua các thỏa thuận về mở rộng mạng lưới viễn thông, thương mại điện tử xuyên biên giới, mạng Internet.
Tại buổi gặp gỡ thân mật với Đoàn đại biểu Nhật Bản cùng với Doanh nghiệp Việt Nam trong khuôn khổ Japan ICT Day, PGS.TS Trương Gia Bình cho biết, VINASA sẽ có hình thức liên kết chặt chẽ giữa sự kiện này với các hoạt động của Hiệp hội Điện toán châu Á – Thái Bình Dương (ASOCIO) nhằm tạo thế cạnh tranh vững mạnh cho doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam và Nhật Bản đang là hội viên của TPP vừa được thông qua.
Ngành phần mềm Việt Nam sẽ tiên phong đón đầu TPP
Việt Nam hiện đang được xếp hạng là quốc gia hấp dẫn nhất thế giới về xuất khẩu phần mềm (Most attractive in BPO – theo Cushman & Wakefield) và về đầu tư CNTT (Most attractive in ICT investment – theo A.T. Kearney)(A.T. Kearney 2011)… Dẫn những thông tin này, PGS.TS Trương Gia Bình cho rằng, chúng ta và cần được nắm bắt để khai thác tốt cơ hội đó trong bối cảnh mới.
Trao đổi với nhóm PV tại sự kiện VNITO diễn ra trong 2 ngày 15 – 16/10, ông Lâm Nguyễn Hải Long, Giám đốc QTSC, Trưởng ban tổ chức VNITO cho biết TPP sẽ là nền tảng cho các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam mở rộng thị trường.
Đồng hành với TPP, doanh nghiệp Việt Nam có thể tạo thêm nhiều cơ hội thông qua các thỏa thuận về mở rộng mạng lưới viễn thông, Internet, các hoạt động thương mại điện tử.
Với 12 nước thành viên, TPP cũng giúp đưa doanh nghiệp Việt Nam hưởng lợi khi mà đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Trung Quốc, Ấn Độ không tham gia TPP.
Bên cạnh đó, nhiều đại biểu trong cả Japan ICT DAY và VNITO cũng cho biết TPP còn là một thách thức lớn cho doanh nghiệp phần mềm khi tuân thủ luật chơi toàn cầu.
Điều này cũng rất cần thiết cho một liên kết chặt chẽ, cũng như chia sẻ thông tin hiệu quả, cùng nhau phát triển thị trường và hỗ trợ lẫn nhau trong kinh doanh nhằm nâng tầm ảnh hưởng của Việt Nam trên bản đồ phần mềm thế giới.
Theo: NSS