NFTs - xu hướng nhất thời hay tương lai của TMĐT?

Ngày đăng: 10/03/2022 17:06:00

NFT đang là từ khoá được nhắc đến rất nhiều thời gian gần đây. Được định nghĩa là một Token không thể thay thế (Non-fungible token), NFT ứng dụng công nghệ blockchain và được dùng để đại diện cho bất cứ thứ gì (1 đoạn video, 1 bức tranh, chữ ký người nổi tiếng,..). 

Không chỉ khiến giới đầu tư “phát sốt”, NFT cũng đang mở ra những cơ hội mới cho tất cả các ngành, đặc biệt là TMĐT.

Bán kèm sản phẩm vật lý

Khi Metaverse trở nên phổ biến, người dùng sẽ mong muốn phiên bản ảo của họ sở hữu các món đồ tương tự thứ họ đang dùng trong đời thực, đặc biệt là phương tiện, quần áo và phụ kiện. Đây sẽ là cách giúp các thương hiệu thu hút khách hàng của tương lai - những người có xu hướng chi tiêu nhiều và luôn muốn đón đầu xu hướng thương mại mới, đồng thời thúc đẩy khách hàng truyền thống “bước ra khỏi vùng an toàn”.

Một số thương hiệu đang “đi trước đón đầu” là Gucci, Nike, Balmain,... Hiện tại, các khách hàng của Gucci có thể sở hữu giày thể thao Gucci phiên bản số hóa NFT chỉ với giá $11,99 một đôi - một cái giá không tưởng cho thương hiệu thời trang cao cấp đến từ Ý này. Nhiều người dự đoán, khi các giao dịch NFT dần trở nên phổ biến, giá trị của các bản phát hành NFT giới hạn sẽ tăng lên đáng kể.

CMO của Balmain, ông Txampi Diz tin rằng NFT là một phần quan trọng trong tương lai của công ty “Yếu tố quan trọng nhất của các dự án này là thực sự gắn kết NFT - gắn mọi thứ kỹ thuật số với trải nghiệm thực tế.”

Các chương trình khách hàng thân thiết 

Trong bối cảnh thị trường TMĐT khó khăn, các chương trình khách hàng thân thiết để tăng tần suất mua hàng và LTV của người tiêu dùng đang trở nên cực kì phổ biến. Tuy nhiên, với các chương trình khách hàng thân thiết “trăm hãng như một”, một báo cáo từ RetailWire chỉ ra rằng gần 40% người tiêu dùng lựa chọn không tham gia các chương trình khách hàng thân thiết vì cảm thấy các chương trình này “thiếu giá trị”.

Trong khi đó, NFT có thể khơi gợi nhu cầu và sức mua hàng của người dùng, bởi nó đánh trúng vào tâm lý yêu thích sự khan hiếm của đám đông. Một ví dụ điển hình chính là NBA Top Shot - một trong những NFT thành công nhất cho đến nay. Những người hâm mộ bóng rổ có thể thu thập và giao dịch bất cứ thứ gì, từ video clip đến quần áo có chữ ký và thậm chí là thẻ có hình cầu thủ trên đó. 

Xác minh sản phẩm

Một chức năng quan trọng khác của NFT trong tương lai là khả năng xác thực sản phẩm. Đây là ứng dụng hứa hẹn có thể giúp cuộc chiến chống lại hàng giả đi đến hồi kết thắng lợi. Chẳng hạn, khi doanh nghiệp phát hành chứng nhận NFT ngay trên sản phẩm, chứng nhận này sẽ không thể bị giao dịch và sẽ tồn tại mãi mãi (thay vì thẻ vật lý mà người dùng có thể làm mất), NFT giúp người dùng cảm thấy chắc chắn 100% khi mua các sản phẩm mà không sợ hàng giả, hàng nhái. Với những sản phẩm may mặc, NFT còn có chức năng vừa là chữ ký cá nhân vừa là chứng thực quyền sở hữu.

Để tìm hiểu thêm về xu hướng NFT và các trải nghiệm thương mại mới nổi, tham khảo các bài viết mới nhất tại SmartOSC.

SMARTOSC

VECOM