Hội thảo các vấn đề chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế số Việt Nam

Ngày đăng: 2019-03-08

Sáng ngày 7/3 tại Hà Nội, Hội thảo các vấn đề chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế số Việt Nam do Bộ Công Thương phối hợp với Ngân hàng Thế Giới (World Bank Group) đã điễn ra.

 

Phát biều khai mạc, Ông Cao Quốc Hưng – Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng được định hình bởi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dẫn dắt bởi những thay đổi sâu sắc về công nghệ và số hóa, có tác động sâu sắc đến thương mại toàn cầu, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội.

 

Ông Cao Quốc Hưng- Thứ trưởng Bộ Công Thương

 

Theo Thứ trưởng Cao Quốc Hưng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 góp phần đáng kể vào việc chuyển dịch nền kinh tế số trên toàn cầu. Có nhiều định nghĩa khác nhau về nền kinh tế số, được hiểu là “mạng lưới các hoạt động kinh tế và xã hội toàn cầu được xây dựng và diễn ra trên nền tảng các công nghệ thông tin và truyền thông, như internet, mạng di động và mạng cảm biến” .

 

Mặt khác, hội thảo chia sẻ quan điểm và kinh nghiệm về cách thức hỗ trợ các doanh nghiệm vừa và nhỏ trong việc tận dụng lợi thế của nền kinh tế số ở nhiều khía cạnh khác nhau, cụ thể như: thương mại điện tử, công nghệ, tài chính, đổi mới…

 

Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới

Theo Ông Ousmane Dione, nền kinh tế số đang tạo chuyển biến trên toàn cầu. Công nghệ đột phá thay đổi thu thập, lưu trữ, tiếp cận, phân tích và trình bày dữ liệu. Cải thiện kỹ thuật sản xuất nhằm tăng hiệu suất như in 3D, công nghệ robot, cung cấp nhận các dịch vụ như Chính phủ điện tử, tài chính số.

 

Đáng lưu ý, công nghệ đột phá cũng đã có ở Việt Nam và đặc biệt Việt Nam không hề đi sau về công nghệ đột phá. Điều này thể hiện rõ qua sự tăng trưởng mạnh mẽ trước hết là kinh tế số trong lĩnh vực dịch vụ.

 

Ông Ousmane Dione cũng chỉ ra việc thanh toán số là một phần quan trọng trong nền kinh tế số khi 19% những người nắm tài khoản chính truy cập internet. Đây là cơ hội lớn để khu vực Đông Á phát triển.

 

Các chính sách thúc đẩy sự tin cậy đóng vai trò cốt yếu trong việc tăng cường tham gia vào nền kinh tế số. Do vậy, cần tăng cường kỹ năng số của người dân, đảm bảo lợi ích và cơ hội nền kinh tế số đến với mọi người. Cùng đó, cải thiện hệ thống giáo dục để thích ứng hơn với những nhu cầu thay đổi của thị trường.

 

VECOM.