Quá trình hoạt động của plug-in này khá đơn giản. Chỉ với một cú click chuột, người dùng sẽ không cần phải quay trở về trang hồ sơ cá nhân của Facebook để tìm kiếm và cài đặt các tùy chọn bảo mật trước khi sử dụng apps nữa, bởi giờ đây, họ có thể dễ dàng quản lý những cài đặt này của mình ngay cả khi họ đang truy cập tới một trang web không phải là Facebook.
Chẳng hạn, bạn đang duyệt một website ưa thích của mình như Ilovebieber.com (một trang web dành cho fan của “hoàng tử nhí” Justin Bieber). Trước đó, bạn đã đăng nhập vào trang web này bằng chính tài khoản Facebook của mình; và một khi bạn đã đăng nhập vào site, bạn có thể chơi các game mạng xã hội có liên quan tới anh chàng Bieber. Tuy nhiên, một vấn đề xuất hiện khi bạn không muốn bạn bè trên Facebook nhìn thấy hoạt động này của mình. Khi này, Shared Activity sẽ giúp bạn. Bạn có thể truy cập tới plug-in này, nằm ở góc dưới cùng bên trái màn hình và click vào ‘No one” (Không ai có thể xem) trên menu thả xuống (bao gồm các nhóm người tùy chọn mà bạn muốn chia sẻ thông tin hoạt động).
Trên blog dành cho các nhà phát triển của Facebook, Facebooker Andrew Chen đã cho biết trải nghiệm của anh: “Khi một người dùng sử dụng một ứng dụng âm nhạc, cô/ anh ấy có thể sửa đổi cài đặt bảo mật của mình trực tiếp trên plug-in mà không cần phải quay trở về tài khoản Facebook của mình để kiểm soát những gì được hiển thị. Bên cạnh hoạt động trên các ứng dụng Open Graph, plug-in này còn “giúp” bạn giữ “bí mật” khi nhấn like hay comment cho một nội dung nằm ngoài Facebook”.
Rõ ràng, một khi các ứng dụng Open Graph ngày càng phát triển như hiện nay, có thể thấy rằng mạng xã hội lớn nhất hành tinh đang muốn khuyến khích các Facebooker nghiên cứu cẩn trọng hơn về việc quản lí bảo mật cho tài khoản của mình; đồng thời mang tới cho họ những công cụ giúp cho nhiệm vụ đó trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Nguồn: Venturebeat
Các bài liên quan:
5 điều có thể xảy ra tại sự kiện ngày 4/4 của Facebook
3 lý giải về việc “cuồng” Facebook của người Châu Á