Du lịch trực tuyến và ứng dụng công nghệ 4.0 trong du lịch – Travel.vn

Ngày đăng: 2018-01-15

Ông Nguyễn Thanh Hưng – Chủ tịch Hiệp hội thương mại Điện tử Việt Nam cho biết: “Đầu năm 2017, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Chỉ 6 tháng sau, Quốc hội thông qua Luật Du lịch (sửa đổi). Tổng cục Du lịch đang xây dựng Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành du lịch đến 2020 và tầm nhìn đến 2030. Đó là những chuyển động mạnh mẽ nhất từ phía cơ quan quản lý. Còn người đi du lịch thì càng ngày càng thông minh. Xu thế đã rất rõ ràng. Doanh nghiệp có kịp thay đổi để bắt kịp hay không mà thôi”.

  1. Những con số đáng chú ý của du lịch trực tuyến và cơ hội cho sự phát triển du lịch qua ứng dụng công nghệ 4.0

Ngày 16 tháng 1 năm 2017, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế then chốt của đất nước và phát triển du lịch là định hướng chiến lược trong nền kinh tế-xã hội của đất nước. Sau đó, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 103 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị. Nghị quyết này đã tạo ra được động lực, tạo ra sự lan tỏa trong nâng cao nhận thức trong chỉ đạo hành động việc ban hành những chính sách hỗ trợ và thúc đẩy cho sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Luật Du lịch (sửa đổi) đã chính thức được Quốc hội thông qua vào ngày 19/6/2017 với rất nhiều điểm mới, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch trong giai đoạn tới. Theo số lượng thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam, lượng du khách quốc tế đến Việt Nam năm 2017 lần đầu tiên đạt 12.922.151 lượt khách. Lượng du khách Việt nam đi du lịch trong nước và nước ngoài cũng tăng trưởng kỷ lục đạt 62 triệu lượt người. Tổng thu du lịch ước đạt 461 nghìn tỷ đồng.

Một phần Nghị Quyết TW8 của Bộ Chính Trị

Hiện nay, Việt Nam ở vị trí thứ 17 trong bảng xếp hạng những quốc gia có mức độ phổ cập Internet hàng đầu thế giới và có hơn 53% dân số sử dụng Internet hàng ngày. Ngoài ra, có 90% khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam tra cứu thông tin du lịch qua internet. Đây là những lợi thế của doanh nghiệp phát triển một nền tảng du lịch thông minh nhờ ứng dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ đón 17-20 triệu lượt khách quốc tế. Tuy nhiên làm thế nào để đạt được con số này là một câu hỏi không những khó đối với cơ quan quản lý nhà nước mà đồng thời cũng là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch không chỉ trong và ngoài nước. Để hiện thực hóa các mục tiêu này, ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp làm du lịch cần phải hiểu rõ hơn nhu cầu của du khách thông qua những công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) hay dữ liệu lớn (Big Data).

Theo nghiên cứu của Google và Temasek về nền kinh tế Internet Đông Nam Á cũng cho thấy, du lịch trực tuyến (online travel) đứng thứ 3 về tốc độ tăng trưởng và đóng góp doanh thu tăng 26,6 tỷ đô la nhờ sự tăng trưởng trong hoạt động đặt vé máy bay và đặt khách sạn trực tuyến. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CARG) từ 2015 – 2025 đạt 15%/năm, tỷ lệ này với thương mại điện tử là 32% và với quảng cáo trực tuyến là 18%. Cũng theo nghiên cứu này, thị trường du lịch trực tuyến của Việt Nam (cả đặt phòng khách sạn và vé máy bay) đạt 2,2 tỷ USD vào năm 2015 (cao hơn Philippines với 1,1 tỷ USD) và dự báo sẽ cán mức 9 tỷ USD vào năm 2025. Điều này cho thấy, dư địa để kênh OTA phát triển là khá lớn.

Một phần báo cáo của Google và Temasek về nền kinh tế Internet của Đông Nam Á

Xu hướng đặt phòng qua internet nói chung đã có sự tăng trưởng qua từng năm và đóng góp đáng kể vào doanh thu của các cơ sở lưu trú. Khảo sát ngành dịch vụ khách sạn 2016 của Grant Thorton Việt Nam cho thấy, so với năm 2014, tỷ trọng doanh thu từ hình thức đặt phòng trực tiếp (direct booking) cũng như từ các công ty lữ hành, công ty điều hành tour đều giảm khoảng 5%. Một phần của biên độ giảm này được chuyển sang cho kênh đặt phòng trực tuyến. Riêng doanh thu từ đặt phòng trực tuyến chiếm 21,9% (còn lại là thông qua các kênh khác). Sự dịch chuyển doanh thu sang kênh đặt phòng trực tuyến có thể trở nên rõ rệt hơn trong những năm tới. Cũng theo báo cáo này doanh thu từ nguồn internet chiếm tới 20,7%, các khách sạn lớn đã đầu tư cho việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào kinh doanh điển hình là xây dựng hệ thống kinh doanh đặt phòng trực tuyến thì tỉ lệ ứng dụng năm 2016 tăng từ 49,3% năm lên 67,3% năm 2016).

Hiện tại, các OTA ngoại vẫn khai thác khá hiệu quả thị trường du lịch trực tuyến ở Việt Nam, điển hình như “gã khổng lồ” Expedia và các trang đặt phòng trực thuộc Tập đoàn Priceline (agoda.com, booking.com), Travaloka.. Thị trường còn có sự tham gia của Tripadvisor, Airbnb… Trong nước có các doanh nghiệp đã và đang tham gia khai thác ứng dụng đặt phòng trực tuyến như: , gotadi.com (liên kết giữa HG Travel và nguyên TGĐ Jestar Pacific Lương Hoài Nam) hay ivivu.com (thuộc Thiên Minh Group), chudu24.com (Công ty CP Dịch vụ Chu Du Hai Bốn); và gần đây là vntrip.VN (Công ty mua lại hệ thống đặt phòng khách sạn của booking.com).

2. Ứng dung công nghệ 4.0 trong hệ thống du lịch trực tuyến Travel.vn

Nằm trong hoạt động chung cho việc ứng dụng thương mại điện tử trong ngành Du lịch, tập đoàn HI-TEK INC có trụ sở tại Hoa Kỳ được thành lập từ năm 1995 đã xây dựng và phát triển thành công hệ thống đặt phòng khách sạn trực tuyến toàn cầu. Đây là một tâm huyết của người Mỹ gốc Việt ông Lee P. Jonhson làm tổng giám đốc. Khởi đầu cho thành công này, HI-TEK đã tìm đến những người có uy tín trong ngành công nghệ thông tin và thương mại điện tử để được tư vấn hỗ trợ như Tiến sĩ Mai Liêm Trực – Nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông, được coi là người mở đường cho sự bùng nổ internet tại Việt Nam, Ông Nguyễn Lê Thúy – nguyên Giám đốc VNNIC cùng một số các chuyên gia đầu ngành khác để tư vấn và hỗ trợ.

Ông Lee P. Jonhson phát biểu tại lễ ra mắt Travel.vn

Với kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, công nghệ thông tin, Internet và Du lịch. HI-TEK đã áp dụng các công nghệ Blockchain 4.0 để xây dựng thành công công cụ đặt phòng, vé máy bay trực tuyến có khả năng kết nối với hơn 800,000 khách sạn, cung cấp 150,000 chuyến bay trên toàn thế giới và công cụ xin Visa trực tuyến vào Việt nam với mức giá ưu đãi nhất tại thời điểm thực tại các hệ thống Website công khai travel.vn và hotels.vn. HI-TEK còn cung cấp mức giá đặc biệt có thể tiết kiệm lên đến 75% cho Hội viên du lịch tại trang preBook.com.

Nghị định số 07/2017/NĐ-CP ngày 25/1/2017 của Chính Phủ quy định trình tự, thủ tục thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho công dân 40 nước nhập cảnh vào Việt Nam. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam được thuận lợi hơn. Thực hiện mục tiêu này, HI-TEK đã hợp tác với các cơ quan lãnh sự của Việt nam tại Hoa Kỳ và các nước khác trên thế giới cung cấp dịch vụ Visa vào Việt Nam, giúp quá trình xin và cấp phát Visa trở nên đơn giản, nhanh gọn tại trang vietnamesevisa.com.

Ngày 12/1/2018, Tập đoàn CNTT HI-TEK Hoa Kỳ (HI-TEK) đã tổ chức khai trương hệ thống Website du lịch One-Stop-Shopping trên toàn cầu thông qua các cổng Website Travel.VN, Hotels.VN, VietnameseVisa.com và Website dành cho hội viên tại Prebook.com. Phát biểu tại buổi lễ khai trương website du lịch toàn cầu Travel.vn, ông Lee P. Jonhson có chia sẻ: “ngành du lịch là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới. Năm 2016, du lịch đã đóng góp kinh tế toàn cầu trên 7,6 nghìn tỷ đô la. Ngành du lịch là ngành tăng trưởng nhanh thứ 2 trên thế giới. Theo nghiên cứu của hội đồng du lịch thế giới (WTTC), lĩnh vực này sử dụng nhiều lao động hơn các ngành khác: gấp 7 lần so với ngành sản xuất ô tô, gấp 5 lần so với ngành hóa chất toàn cầu, gấp 4 lần so với ngành ngân hàng toàn cầu và khai thác mỏ, gấp 2 lần so với ngành dịch vụ tài chính. Kế hoạch trong tương lai rất gần, HI-TEK sẽ tiếp tục đầu tư, tập trung xây dựng và hoàn tất các hệ thống đặt du thuyền (Cruises), đặt vé mua các dịch vụ giải trí, văn hóa, nghệ thuật (Entertainments), Dịch vụ thuê xe (Car rental) với mức giá ưu đãi nhất bổ sung các dịch vụ cho hệ thống Travel.VN được đa dạng và trở thành cổng thông tin One-Stop-Shopping có đủ sức mạnh và khả năng đại diện quảng bá cho du lịch Việt Nam trên toàn thế giới. Với hơn 17 năm kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam, HI-TEK luôn đặt tâm huyết đóng góp cho Việt Nam và quảng bá cho Việt Nam trên toàn cầu. HI-TEK tiếp tục gắn bó và thực hiện chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước các bộ ngành, sự phối hợp, hợp tác với các doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam, các cơ quan truyền thông để xây dựng thương hiệu du lịch trực tuyến thông qua cổng Travel.VN trên toàn cầu”.

Lễ cắt băng khánh thành chính thức khai trương hệ thống website du lịch toàn cầu Travel.vn

Trong năm 2018, HI-TEk đặt mục tiêu xây dựng cổng thanh toán trực tiếp nhằm cắt giảm chi phí trung gian để dành các ưu đãi tối đa cho khách hàng du lịch, hay các chương trình cho vay đi du lịch nhằm thúc đẩy và khuyến khích du lịch đặc biệt là khách du lịch đến với Việt Nam thông qua các chương trình đặc biệt chú trọng đến hơn 2 triệu kiều bào Việt nam tại Hoa kỳ thông qua HI-TEK BANK.

3.  HI-TEK INC là ai?

HI-TEK, Inc. (www.hi-tek.com) là công ty có văn phòng tại San Diego, California, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam và Viêng Chăn, Lào. Từ năm 1995, đã thiết kế và phát triển thành công rất nhiều cổng thương mại điện tử tương tác sáng tạo nhằm quảng bá du lịch, dịch vụ du lịch, và dịch vụ Internet trên toàn thế giới. HI-TEK tiếp tục khẳng định vị thế của mình là một nhà cung cấp dịch vụ và dịch vụ du lịch trực tuyến toàn cầu đáng tin cậy và cạnh tranh. Dựa vào trực quan, trên nền tảng thương mại điện tử theo công nghệ Blockchain 4.0, nhiều ngôn ngữ và khả năng cung cấp dịch vụ thị thực điện tử trực tuyến của Việt Nam, HI-TEK đã cung cấp mức giá khuyến mại để đặt vé máy bay, khách sạn, dịch vụ giải trí và các gói tour du lịch trọn gói cho khách du lịch, đối tác kinh doanh trên toàn cầu. Đồng thời, HI-TEK cung cấp các công cụ kết nối chính xác API, hiện đại cho các đại lý du lịch trên thế giới có thể kết nối đến hệ thống của HI-TEK, được chăm sóc về kỹ thuật.

Tiến sĩ Lee Johnson, Tổng giám đốc công ty HI-TEK đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao tặng giải thưởng đặc biệt vì “Những thành tựu trong việc phát triển Internet ở Việt Nam và đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước”. Vinh dự này lần đầu tiên được trao cho một cá nhân người nước ngoài, trong buổi lễ trao thưởng cấp nhà nước tại Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2011.

Ngày 20 tháng 3 năm 2008, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã vinh danh Tiến sĩ Lee Johnson trong buổi trao bằng khen cấp nhà nước vì “Đóng góp vào sự phát triển CNTT ở Việt Nam”.

Ngày 26 tháng 1 năm 2007, Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam (“MPT”) (hiện là Bộ Thông tin và Truyền thông – MIC) cũng đã ghi nhận công lao của Tiến sĩ Lee Johnson và trao bằng khen tặng Ông trong việc “Đóng góp vào sự phát triển Internet ở Việt Nam”.

Có thể nó rằng, chính sự phát triển và tác động của công nghệ 4.0 đã làm thay đổi diện mạo rất lớn cho sự phát triển kinh tế nói chung ngành du lịch nói riêng. Sự ra đời của hệ thống các website du lịch trực tuyến như Travel.vn góp phần khẳng định lớn cho việc ứng dụng công nghệ trong du lịch tiêu biểu là ứng dụng công nghệ blockchain và thủ tục đăng ký visa điện tử, cổng thanh toán riêng dành cho khách đặt dịch vụ trực tiếp trên website này cũng giúp khách hàng giảm thiểu mức phí mỗi lần giao dịch.

VECOM