Câu chuyện thành công đến từ “Làng” – Ứng dụng thương mại điện tử ở nông thôn Trung Quốc

Ngày đăng: 2020-03-02

Sự bùng nổ của thương mại điện tử ở Trung Quốc một phần đến từ Chính sách và Sáng kiến “Làng Taobao” – “Rural Taobao”. Vậy chúng ta cùng dựa vào những con số thống kê để tìm hiểu tại sao phát triển thương mại điện tử ở nông thông là mục tiêu xoá đói giảm nghèo của đất nước tỷ dân.

 

Trung Quốc có rất nhiều bước tiến vượt trội về thương mại điện tử trong 20 năm qua. Tuy nhiên có một điều đáng chú ý rằng một nửa dân số Trung Quốc là sống ở các vùng quê. Theo thống kê năm 2018, gần 41% dân số Trung Quốc là người dân nông thôn.

 

Chính phủ Trung Quốc thấy rằng việc phổ biến thương mại điện tử, đặc biệt tại những vùng sâu vùng xa của quốc gia này. Thương mại điện tử hoá nông thôn là một trong những các để xoá đói giảm nghèo, giữ chân thanh niên ở lại làng thay vì ồ ạt di cư tới thành phố. Bên cạnh Chính phủ, hiện tại các tập đoàn công nghệ lớn cũng đóng góp một phần không nhỏ trong chiến dịch này.

 

Từ tháng 10/2014, Alibaba kết hợp với chính phủ Trung Quốc xây dựng sáng kiến “Rural Taobao”. Đầu tư 10 tỷ Nhân dân tệ với mục tiêu thành lập các trung tâm dịch vụ Taobao tại 100.000 ngôi làng trên toàn quốc, tập trung ở các vùng sâu vùng xa.

 

Những trung tâm này được trang bị máy tính, nhân viên để giúp nông dân mở cửa hàng trên trang thương mại điện tử Taobao và thực thiện các đơn hàng online, thậm chí họ còn được hỗ trợ mua điện thoại thông minh để có thể bán nông sản của chính mình làm ra trên các trang thương mại điện tử.

 

Hàng tỷ Nhân dân tệ đã được chi ra để xây dựng đường, mạng lưới logistics, hạ tầng băng thông rộng tại các khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, hàng loạt chính sách cho vay lãi xuất thấp, ưu đãi thuế cũng được áp dụng.

 

 

Ảnh Người dân Trung Quốc dứng dụng công nghệ (Nguồn Tổng hợp)

 

Sáng kiến phối hợp giữa Chính phủ Trung Quốc và các doanh nghiệp chuyên môn về thương mại điện tử về “Làng Taobao” thì các số liệu thu lại khiến ta phải sửng sốt. Theo tờ Tân hoa xã, số lượng “Làng Taobao” đã vượt con số 4.000 làng, chỉ tính riêng tại tỉnh Chiết Giang đã có khoảng 1.500 Làng. Từ đó, thu nhập bình quân nông thôn thay đổi diện mạo nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Theo báo cáo từ Cục thống kê Quốc gia Trung Quốc năm 2017, thu nhập bình quân theo đầu người ở khu vực nông thôn của nước này tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước đạt 13.432 NDT (tương đương 2.066 USD). Tiêu thụ bình quân đầu người ở nông thôn cũng tăng 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 10.955 NDT.

 

 

Ảnh Người dân Trung Quốc ứng dụng công nghệ TMĐT tại nông thôn (nguồn VTV)

 

Tính đến tháng 4/2019 Alibaba quyết định đầu tư 717 triệu USD vào công ty Huitongda chuyên thương mại điện tử tại 15.000 thị trấn ở 18 tỉnh thành. Dựa trên thoả thuận, cả hai công ty hợp tác về vận tải, nhà kho và công nghệ để tăng cường cơ sở hạ tầng thương mại điện tử ở vùng nông thôn. Không những vậy, Alibaba còn đưa ra sáng kiến Taobao nông thôn đến năm 2021 hoạt động tại 1.000 huyện và 150.000 làng khắp Trung Quốc.

 

Qua những số liệu cụ thể sau khi triển khai sáng kiến “Làng Taobao” của Trung Quốc đã cho ta thấy được rằng thương mại điện tử là xu hướng phát triển của tất cả. Một số địa phương trong nước ta đã có những bước tiến và bắt kịp xu thế nhưng vẫn còn đơn lẻ hay chỉ đến từ một số cá nhân do đó chưa có tính toàn diện. Thúc đẩy thương mại điện tử về nông thôn là sự phối hợp đến từ các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp trong ngành để xoá đi khoảng cách hiện nay giữa các thành phố, tỉnh thành.

 

Theo Kế hoạch hoạt động của VECOM năm 2020 đã cung cấp vào tháng 1 có đề cập tới Chương trình “Phát triển thương mại điện tử bền vững giai đoạn 2019 – 2025”. VECOM đã đề xuất với các cơ quan, tổ chức cùng xây dựng và triển khai Chương trình. Trong giai đoạn 2016-2018, tỷ trọng thương mại điện tử tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh chiếm khoảng 70%, tất cả 61 tỉnh, thành phố còn lại chỉ chiếm khoảng 30%. Mục tiêu của Chương trình là tới năm 2025 tỷ trọng của 61 tỉnh, thành này đạt 50%, trong khi vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của hai trung tâm kinh tế Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh ở mức cao trên 25%.

VECOM (Nguồn tổng hợp).

 Tags: