Bốn yếu tố làm nên thành công của mô hình D2C tại Nike

Ngày đăng: 25/08/2022 10:58:00

Những năm gần đây, Nike đang có nhiều thay đổi lớn trong hoạt động kinh doanh. Thay vì phân phối sản phẩm tại các chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn như Urban Outfitters và Macy’s, một phần không nhỏ trong số tổng doanh thu 44,5 tỷ đô la mà Nike ghi nhận vào năm ngoái đến từ mô hình bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng (D2C).


Doanh thu từ việc bán hàng trực tiếp cho khách hàng đang trên đà tăng trưởng không ngừng từ 19% lên 40% vào năm ngoái. Lý do cho sự tăng trưởng thần kỳ này là gì?
1. Doanh nghiệp nắm giữ được dữ liệu khách hàng
Mô hình D2C cho phép doanh nghiệp bỏ qua bên trung gian để tiếp cận trực tiếp với khách hàng trên tất cả các kênh từ online đến offline. Điều này đồng nghĩa, doanh nghiệp hoàn toàn quyền kiểm soát hành trình mua hàng, trải nghiệm thương hiệu và lợi thế quan trọng nhất: dữ liệu.

Khi khách hàng truy cập hoặc mua hàng trên trang web TMĐT hoặc ứng dụng của Nike, công ty sẽ thu thập được thông tin chi tiết về khách hàng như sản phẩm được xem nhiều nhất, cụm từ tìm kiếm được sử dụng, mức độ hài lòng của khách hàng,... và ứng dụng chỗ dữ liệu này để tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm.

Có thể nói, Nike hiểu hơn ai hết tầm sức mạnh của dữ liệu khách hàng, bằng chứng là hàng loạt các phi vụ mua lại các công ty dữ liệu như Datalogue hay Celect.
2. Mang đến nhiều giá trị hơn cho người dùng
Một trong những chìa khóa mở ra thành công của Nike là ứng dụng SNKRS với khả năng cung cấp cho người tiêu dùng quyền truy cập nội bộ vào các bộ sưu tập mới nhất, các sự kiện “hot” nhất và các sản phẩm phát hành độc quyền.

Ứng dụng SNKRS là một ví dụ tuyệt vời về việc cung cấp giá trị cho khách hàng thông qua chiến lược D2C. Bằng cách phát hành độc quyền các sản phẩm giới hạn, thương hiệu đang mang đến cho người tiêu dùng những gì họ muốn và củng cố mối quan hệ của họ với thương hiệu. Ứng dụng SNKRS cũng tham gia vào công việc thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng để hoàn thiện hơn nữa trải nghiệm mua hàng. Càng có nhiều người dùng ứng dụng, Nike càng hiểu khách hàng muốn gì.
3. Nội dung độc bản
Từ trước tới nay, các quảng cáo từ Nike đã luôn là biểu tượng của sự sáng tạo. Khi bước lên môi trường online, Nike tiếp tục đem các nội dung của thương hiệu lên 1 tầm cao mới với các nội dung website được cá nhân hóa theo nhu cầu mua sắm/ lịch sử duyệt web của khách hàng,... để họ dành nhiều thời gian với thương hiệu Nike nhiều nhất có thể. 
4. Tính bền vững
Những gì Nike đã làm đang tạo ra tầm ảnh hưởng không nhỏ trên toàn thế giới, đặc biệt là trong mảng Thương mại điện tử. Khi doanh nghiệp hiểu khách hàng hơn, các mối bận tâm, nhu cầu và hành vi của họ cũng được đáp ứng tốt hơn. 

Một sản phẩm tập trung vào tính bền vững mà Nike đang tập trung vào đó là dòng giày Space Hippie, được lấy cảm hứng từ cuộc sống trên sao Hỏa làm từ vật liệu tái chế, chủ yếu là nhựa phế liệu. Mặc dù rất khó để thuyết phục tất cả người tiêu dùng rằng một đế chế thời trang như Nike có tác động hạn chế đến môi trường, nhưng các dòng sản phẩm như Space Hippie đang gửi những tín hiệu tích cực đến với rất nhiều khách hàng rằng thương hiệu hiểu và đồng cảm với những gì họ quan tâm.

Để tìm hiểu thêm về xu hướng trải nghiệm khách hàng và các công nghệ TMDT, tham khảo các bài viết mới nhất tại SmartOSC.