Nhiều doanh nghiệp thường băn khoăn tới bao bì sản phẩm và hàng loạt chi tiết khác khi họ bắt đầu và sau đó họ bỏ lại một trong những khía cạnh quan trọng nhất như chuyện đã rồi đó là chọn một tên gọi.
Một sự thật đáng buồn là một cái tên đáng giá có thể đôi lúc tạo ra tất cả sự khác biệt trong việc góp phần đáng kể thúc đẩy một doanh nghiệp đi tới thành công hơn là chỉ lao vào làm việc hăm hở. Những cái tên có sức mạnh tuyệt vời mà bạn không nên xem thường. Mỗi cái tên là một sự khác biệt rõ rệt. Chọn đúng tên bạn sẽ có một thương hiệu tốt, sản phẩm của quá trình quảng cáo tiếp thị hiệu quả.
Yanik Silver, tác giả cuốn sách “Maverick Startup: 11 X-Factors to Bootstrap From Zero to Six Figures and Beyond from Entrepreneur Press” đã chỉ ra 7 cách mà các doanh nhân nên cân nhắc khi lựa chọn tên gọi cho doanh nghiệp của mình.
1. Một cái tên nghe phải xuôi tai khi được xướng lên
Yanik Silver cho biết: “Tôi là một người rất hâm mộ việc sử dụng từ lặp âm, việc dùng những từ bắt đầu bằng những phụ âm giống nhau, ví dụ như Coca-Cola hay Jimmy John’s. Tuy nhiên hãy chắc chắn rằng khi đọc to nó lên nhiều lần sẽ không xảy ra những tình huống dở khóc dở cười từ tên gọi đó. Cần nhớ rằng mọi người có thể đọc tên gọi này dễ dàng trên radio, một đoạn video hay trong một cuộc hội thoại.”
2. Sử dụng một cái tên có ý nghĩa và truyền đạt tốt nhất ý tưởng
Nếu bạn nghe một tên gọi, tốt nhất là bạn sẽ biết ngay nó là gì. Ví dụ, cuốn sách đầu tiên của tôi được đặt tên “Moonlighting on the Internet”. Từ “moonlighting” (tạm dịch: làm thêm vào buổi tối) truyền tải ngay lập tức nội dung cuốn sách nói về việc sử dụng Internet trong thời gian rỗi để kiếm thêm tiền. Cũng hãy đảm bảo tên được chọn không quá chung chung. Cá nhân tôi nghĩ rằng Boston Chicken đã phạm lỗi khi thay đổi tên của hãng thành Boston Market. Cố gắng đừng để tên gọi của bạn trở thành tất cả mọi thứ đối với tất cả mọi người.
3. Tránh lỗi phát âm khi đưa lên Web
Tôi vẫn không hiểu nó là gì nếu bạn phát âm tên gọi Flickr với đuôi “er” phía sau. Hay trong đầu tôi sẽ không có ấn tượng gì khi nghe cái tên delicio.us nếu không nhìn vào nó. Việc rút ngắn tên gọi gây nhầm lẫn khi phát âm đã tồn tại khoảng chục năm nay. Những khách hàng tiềm năng sẽ dễ dàng nhìn vào tên gọi “Computer4You” và phần nào hiểu công ty bạn làm gì mà không cần phải hỏi thêm nếu bạn không viết tắt “you” thành “u”.
4. Tránh viết tắt
Những tên gọi viết tắt khá tẻ nhạt. Có thể bạn sẽ phản bác khi đưa ra dẫn chứng IBM hay 3M cũng là những cái tên viết tắt khá nổi tiếng. Tuy nhiên đây là những doanh nghiệp lớn trị giá tỷ đô la và đã xuất hiện hàng thập kỷ nay. Bạn có thể làm tương tự khi bạn có trong túi hàng tỷ đô la qua hơn 100 năm. Cho đến lúc đó, việc đặt niềm tin vào một cái tên thú vị có thể xem là điều hợp lý hơn.
5. Sử dụng những chi tiết cụ thể
Không nên sử dụng một cái tên chung chung mà không mang bất kỳ ý nghĩa nào. Tôi thích những cái tên có lợi thế về chi tiết như số học, ngày. Bạn thân của tôi, Tim Ferriss đã tìm ra một cái tên khá cụ thể và hấp dẫn cho cuốn sách “The 4-hour work week”. Một vài cái tên sử dụng số học để tập trung vào những điều cụ thể có thể kể đến như “8 Minute Abs” hay “5-hour Engergy”.
6. Hãy chắc chắn bạn có thể xây dựng nhãn hiệu cho tên gọi
Phụ thuộc vào độ lớn thương hiệu mà bạn muốn xây dưng, tên gọi là một yếu tố quan trọng. Một việc làm có giá trị là kiểm tra cái tên bạn muốn đặt trên USPTO.gov hoặc website khác có địa chỉ Trademarkia.com trước khi quyết định gắn bó cùng nó.
7. Kiểm tra nó trên Google AdWords
Một trong những tính năng tuyệt vời của công cụ tìm từ khóa trên AdWords với việc nó sẽ liệt kê cụm từ tìm kiếm tương tự, cùng với đó là số lượng tìm kiếm theo tháng trên toàn cầu và địa phương được trả về. Thực hiện vài thao tác tìm kiếm AdWords với tên mà bạn đang xem xét có thể chắc chắn đó không phải là một cái tên quá khác biệt nhận được nhiều chú ý trên internet.
Nếu bạn thực sự muốn tạo nâng cao hơn nữa, cố gắng nghĩ tới một cái tên được sử dụng như một động từ hoặc chính nó được tạo ra bởi ngôn ngữ riêng của bạn. Mọi người đến với TED, hội thảo về Công nghệ, giáo dục và thiết kế (Tech, Education and Design), hiện họ tự nhận mình là những “TEDsters”.
Theo Tri Thức Trẻ